Rất lâu trước những năm 1970 và thời những đôi giày đế bằng, các maiko Nhật Bản (geisha học việc) đã đi guốc Okobo. Lý do cho những đôi guốc đế cao không chỉ mang tính thời trang thời bấy giờ mà còn bởi nguyên nhân thực tế không muốn dính bẩn vào bộ kimono đắt tiền đang mặc trên người. Okobo có đế được làm từ một khối gỗ rắn, khắc vát ở đế nhìn chênh vênh, cùng quai hình chữ V bằng vải mỏng manh. Thông thường, gỗ để trần, không sơn véc-ni. Nhưng trong suốt mùa hè, các maiko sẽ đi đôi Okobo sơn mài đen. Okobo là một từ tượng thanh, để chỉ âm thanh phát ra khi đi guốc này. Ảnh: wiki.
Giày và tất rất quan trọng đối với đàn ông châu Âu những năm 1700, khi những chiếc áo khoác có đuôi dài đi cùng quần ống túm thời trang, chuyển trọng tâm về phần dưới cơ thể. Đột nhiên, những người đàn ông muốn làm nổi bật đôi chân quyến rũ của họ. Vua Louis XIV cũng từng đi giày cao gót đế màu đỏ. Giày cao gót là một khó khăn đối với nam giới. Ảnh: qz.
Giày đế gỗ nạm “kabkab” hoặc “nalin” từng là đôi giày hiệu quả giúp phụ nữ Trung Đông tránh bụi bẩn, những con đường lầy lội và nhà tắm ướt át. Những đôi giày này thường chỉ tầng lớp giàu có mới sở hữu, còn được khảm thêm trai. Quai dép làm bằng da, lụa hoặc nhung. Cái tên “kabkab” cũng xuất phát từ âm thanh phát ra khi đi giày trên sàn đá cẩm thạch. Phần trên thường được thêu bằng bạc, vàng hoặc dây thiếc. Đối với những dịp đặc biệt như đám cưới, đế gỗ trang trí thêm bằng các đồ bạc nhỏ nhắn. Nhìn chung, chỉ phụ nữ đi kabkab. Có nhiều loại kabkab từ đơn giản (như loại đi trong nhà tắm chỉ có đến gỗ và dây da) đến cầu kỳ. Ảnh: pinterest.
Hiện nay chỉ còn một số lượng rất ít những bảo tàng có trưng bày giày Chopine. Những đôi giày này ra đời thời kỳ phục hưng, từng là lựa chọn của nhiều phụ nữ Italy đầu thế kỷ 17. Giống như Okobo, Chopine không mang tính ứng dụng nhiều, mục đích chỉ nhằm để người đi nổi bật hơn. Không chỉ cao tới 18cm, Chopine cũng vô cùng lộng lẫy và đắt tiền. Những đôi giày quý được làm bằng gỗ, phủ lụa nhung mịn, trang trí bạc. Tuy nhiên, rất hiếm hình ảnh về Chopine bởi phụ nữ thường mặc váy dài che hết giày. Ảnh: collectorsweekly.
Dép nghi lễ padukas là loại dép cổ xưa nhất ở Ấn Độ, đơn giản chỉ có đế dép và một núm giữ chân. Núm dép thường được làm từ bạc, gỗ, sắt hoặc thậm chí bằng ngà. Thậm chí, có loại padukas chuyên dùng để khổ dâm (tự thỏa mãn nhu cầu tình dục bằng đau đớn). Ảnh: listverse.
Phụ nữ thời nhà Hán ở Trung Quốc thường buộc chân để có bàn chân nhỏ như búp sen. Loại giày sen được thiết kế tinh tế, nhỏ xinh và có thể để vừa trong lòng bàn tay, phom giày hơi chúc về phía trước. Thông thường, giày sen có 5 màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh, đen và trắng, chất liệu chủ yếu từ lụa. Như một phần của hồi môn, con gái đi lấy chồng sẽ phải thêu vài đôi giày để chứng tỏ khả năng may vá. Sau đám cưới, cô dâu tặng giày tự thêu cho mẹ chồng. Công ty cuối cùng sản xuất giày sen hàng loạt là Zhiqiang, nơi sản xuất giày cho những phụ nữ Trung Quốc lớn tuổi đến năm 1991 thì đóng cửa. Ảnh: weirdnewsfile.
Nguồn: DulichHoangViet